Quý I-2022: Nhập khẩu hóa chất đạt kim ngạch hơn nửa tỷ USD

(ĐN) – Theo Sở Công thương, trong tháng 3 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng hóa chất của tỉnh ước đạt 205 triệu USD, tăng 34,5% so với tháng trước. Tính chung trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của tỉnh ước đạt 525 triệu USD, chiếm 11,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh và tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu cao nhất của tỉnh trong quý I-2022.

Một số thị trường nhập khẩu chủ yếu đối với mặt hàng này của tỉnh như: Đài Loan đạt kim ngạch 163 triệu USD, Trung Quốc 93 triệu USD, Thái Lan 65 triệu USD, Nhật Bản 52 triệu USD, Hàn Quốc 49 triệu USD…

Ngành thủy sản, phân bón, hóa chất sẽ là tiêu điểm đầu tư trong bối cảnh mới

Đó là dự báo của Công ty Chứng khoán Everest (EVS) trong Báo cáo quan điểm đầu tư tháng 03/2022. Xung đột giữa Nga – Ukraine, áp lực lạm phát trên toàn cầu, sự biến động mạnh của giá cổ phiếu trên TTCK… là những câu chuyện mới trong bức tranh đầu tư tháng 3, cũng như các tháng tới đây của năm 2022.

EVS đánh giá, xung đột giữa Nga – Ukraine, các biện pháp trừng phạt và trả đũa làm trầm trọng hơn việc gián đoạn chuỗi cung ứng, gây ra sốc cung khiến giả cả hàng hóa liên tục phá đỉnh như giá dầu, phân bón… Áp lực lạm phát ngày càng gia tăng ở Mỹ và các nước châu Âu, buộc các Ngân hàng trung ương phải cân nhắc giải pháp thắt chặt tiền tệ trong bối cảnh vĩ mô bất ổn. Tại Việt Nam, áp lực lạm phát từ bên ngoài hiện hữu, nhưng vẫn được kiểm soát tốt bởi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. CPI bình quân tháng 2 tăng 1.42% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục khả quan, tăng 13% so với cùng kỳ mặc dù chịu áp lực trực tiếp từ trong và ngoài nước.

Phản ứng trước những diễn biến trên, chỉ số chứng khoán Việt Nam giằng co quanh ngưỡng 1.500 điểm, thanh khoản tiếp tục giảm do các thông tin tiêu cực từ bên ngoài cộng với yếu tố mùa vụ. Điểm đáng mừng là kết quả kinh doanh quý IV/2021 của các doanh nghiệp cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, lợi nhuận sau thuế của khối doanh nghiệp niêm yết tăng 17% so với cùng kỳ, dẫn đầu là ngành bán lẻ, dịch vụ tài chính… Dù vậy, biến động giá của cổ phiếu phân hóa rất mạnh giữa các nhóm ngành. Do giá cả hàng hóa quốc tế leo thang, các ngành được hưởng lợi như dầu khí, vận tải biển, thủy sản, phân bón đã có tỉ suất sinh lời rất tốt. Theo quan điểm của EVS, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giao dịch trong biến độ hẹp và có thể hồi phục về mức đỉnh lịch sử 1.530 nếu thanh khoản thị trường khả quan trong tháng 03/2022.

Đồng Việt Nam ổn định là một lợi thế

Khối phân tích EVS đánh giá, việc kim ngạch xuất nhập khẩu khả quan trong bối cảnh Việt Nam đồng ổn định là một điểm sáng của bức tranh kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. 2 tháng đầu năm nay, tỉ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước diễn biến tương đối ổn định, Việt Nam đồng tăng giá nhẹ 0,03%. Diễn biến tiêu cực xảy ra dồn dập trên thị trường tiền tệ thế giới, nhất là căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraina, FED tăng lãi suất, lạm phát bảo phủ châu Âu…, nhưng tại Việt Nam, với nền tảng dự trữ ngoại hối dồi dào (hơn 105 tỷ USD tính đến thời điểm đầu tháng 10/2021) cùng lượng kiều hồi chảy về đều đặn (dự kiến 20 tỷ USD trong năm 2022), EVS dự báo, VND sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong suốt năm 2022 với biên độ hẹp 0,25-0,75%.

Về tiêu điểm đầu tư sắp tới, EVS đánh giá cao ngành thủy sản với các cổ phiếu có triển vọng nhất là VHC, ANV, FMC. Lý do, thủy sản sẽ tiếp tục là mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam năm 2022 dự báo sẽ đạt 2,1 triệu tấn (tăng 3,2% so với 2021), với giá trị 9,2 tỉ USD (tăng 3,5% so với 2021).

Mặc dù đã đạt mức xuất khẩu tốt trong 2021, các chi phí quản lý (do áp dụng biện pháp “3 tại chỗ”) và chi phí vận chuyển (giá cước vận tải, container vận chuyển) đè nặng lên các doanh nghiệp do Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành gặp khó. Tuy nhiên, với kì vọng giãn cách xã hội sẽ khó có thể xảy ra và việc gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ dần được cải thiện, ngành thủy sản sẽ có thể hồi phục và phát triển mạnh trong 2022. Giá cả các mặt hàng xuất khẩu như cá tra, tôm sẽ tiếp tục tăng do cầu vượt cung.

Một ngành đáng quan tâm đầu tư khác là phân bón và hóa chất. Giá cả hàng hóa leo thang, các doanh nghiệp trong ngành này đang hưởng lợi. Theo Bộ Công Thương, giá phân bón tăng 682% YoY và hóa chất tăng 98.6% YoY trong tháng 1 vừa qua. Giá nông sản thế giới tăng nóng thời gian qua do rối loạn nguồn cung kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nóng nghiệp phát triển kéo theo nhu cầu phân bón gia tăng.

Đặc biệt, giá nguyên liệu đầu vào của phân bón hiện đang tăng ở mức kỷ lục. Kể từ tháng 1/2022, giá quốc tế của một loạt các nguyên liệu sản xuất phân bón chính tăng vọt như giá ammoniac tăng 220%, urea tăng 148%, DAP tăng 90% và KCL tăng 198%. Trong đó, Nga và là nước xuất khẩu nguyên liệu phân bón hàng đầu thế giới với sản lượng xuất khẩu đạt lần lượt 9 và 8 triệu tấn (2021). Cuộc chiến Nga – Ukraine nổ ra và các lệnh trừng phạt từ Phương Tây đã khiến cho giá của các mặt hàng này tiếp tục tăng từ nền cao trong 2021. Đây là tác động chính khiến cho các cổ phiếu ngành phân bón và hóa chất tăng mạnh thời gian vừa qua.

EVS dự báo, kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp trong ngành này sẽ kéo dài trong quý I/2022 Tổng hợp kết quả quý IV/2021 cho thấy, các doanh nghiệp ngành phân bón đều được hưởng lợi rất nhiều từ việc giá phân bón tăng cao. Đạm Phú Mỹ (HSX: DPM) có mức tăng trưởng ấn tượng 65% về doanh thu và 352% về lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ – mức lợi nhuận kỷ lục của DPM trong vòng 10 năm. CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HSX: DCM) cũng tăng trưởng mạnh doanh thu và lợi nhuân, với 31% và 190% so với cùng kỳ. “Chúng tôi cho rằng. với việc giá bán phân bón tiếp tục neo ở mức cao, kết quả kinh doanh quý I/2022 của các doanh nghiệp trong ngành sẽ tiếp tục khả quan, là chất xúc tác quan trọng kéo dài chu kỳ tăng giá của nhóm cổ phiếu phân bón và hóa chất thời gian tới”, EVS viết. Các cổ phiếu trong ngành được EVS khuyến nghị gồm DGC, DPM, DCM.

Chỉ số sản xuất công nghiệp Quý I năm 2022 tăng 6,4%

Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 3 năm 2022 cho thấy, sản xuất công nghiệp trong Quý I năm nay được khôi phục ở hầu hết các ngành, nhu cầu và sản lượng sản xuất đều tăng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã hoạt động trở lại, nối lại các chuỗi cung ứng cơ bản thông suốt.

Nhờ tiến độ tiêm chủng nhanh chóng, sự phục hồi kinh tế toàn cầu và một số động lực chính như: việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sự phục hồi và phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách các thủ tục hành chính, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tại Việt Nam… đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa phương đều trong xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại, trong đó có hoạt động sản xuất công nghiệp, cụ thể:

Về giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp: Quý I/2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,07%, tăng cao hơn so với mức tăng chung của toàn nền kinh tế (tăng 5,03%) và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (Quý I/2021 tăng 6,44%), đóng góp 2,42 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,79%, đóng góp 2,05 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng trưởng dương 1,23% (khai thác than tăng 3,2% và quặng kim loại tăng 5%), làm tăng 0,04 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Về chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp: Với các giải pháp đồng bộ hỗ trợ, khôi phục sản xuất kinh doanh nên sản xuất công nghiệp tháng 3 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 3 tăng 22,9% so với tháng 2 và tăng 8,5% so với cùng kỳ. Tính chung quý I năm 2022, chỉ số IIP tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 6,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,3%; ngành khai khoáng tăng 1%.

Chỉ số sản xuất quý I/2022 một số ngành trọng điểm thuộc các ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ, quặng và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên cùng tăng 47,7%; Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính) tăng 43,7%; Sản xuất máy chuyên dụng khác tăng 28,3%; sản xuất đồ chơi, trò chơi tăng 23,9%; Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác tăng 22,6%; sản xuất điện dân dụng tăng 27,9%; Chế biến và bảo quản rau quả tăng 13,3%; sản xuất trang phục tăng và may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) cùng tăng 24,1%…

Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số giảm: Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp giảm 17,1%; Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) giảm 16,8%; Sản xuất máy cho ngành dệt, may và da giảm 14,1%; Sản xuất sản phẩm từ plastic và Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic cùng giảm 15,5%; Sản xuất pin và ắc quy giảm 12,8%; Khai thác quặng sắt giảm 13,7%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2022  tăng 19,1% so với tháng trước và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2021 tăng 5,8%), trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất trang phục tăng 25,5%; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 14,2%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 16,7%; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,2%; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 13,1%…

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2022 tăng 17,7% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2021 tăng 22,5%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, như: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 55,9%; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 17,4%; Dệt giảm 12,8%; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 12,4%; Sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 12,9%…

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước: Sản xuất kim loại tăng 72,4%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 60,7%;  Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 36,7%; Sản xuất thiết bị điện tăng 36,5%; Sản xuất xe có động cơ tăng 32,6%; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 25%; Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 22,9%…

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp Quý I năm 2022 được khôi phục ở hầu hết các ngành, nhu cầu và sản lượng sản xuất đều tăng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã hoạt động trở lại, nối lại các chuỗi cung ứng cơ bản thông suốt. Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) tháng 2 tiếp tục tăng đạt 54,3 điểm, số lượng đơn đặt hàng mới tăng và điều kiện kinh doanh ổn định đã góp phần làm tăng sản lượng sản xuất trong nước. Tuy nhiên, ở một số ngành sản xuất do nguyên vật liệu khan hiếm, giá tăng cao đã kìm hãm sự gia tăng của sản lượng sản xuất, mặt khác ở một số ngành lao động chưa hoàn toàn trở lại làm việc cũng đã tác động đến hoạt động khôi phục sản xuất, kinh doanh.

 

Ngành công nghiệp hóa chất chuyển mình trong cuộc cách mạng 4.0

Tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp. Lực lượng lao động chiếm gần 10% và có năng suất lao động cao 1,36 lần năng suất lao động trung bình của toàn ngành công nghiệp do có mức độ tự động hoá khá cao.

Cuộc đại cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành công nghiệp hóa chất chuyển mình, tăng cao năng suất, chất lượng khi ứng dụng khoa học, công nghệ mới, thúc đẩy tăng trưởng xanh, bền vững.

Tình hình sản xuất và áp dụng công nghiệp 4.0 của ngành hóa chất

Sau khi các dự án đang triển khai hoàn thành và hoạt động ổn định, giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp hóa chất chiếm tỷ trọng từ 13-14% toàn ngành công nghiệp.

Tính đến năm 2020, toàn ngành công nghiệp hóa chất có khoảng 1.818 doanh nghiệp sản xuất phân bổ trên 6 vùng trong cả nước. Trong đó có 894 doanh nghiệp sản xuất phân bón (chiếm 49%), 106 doanh nghiệp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật (chiếm 6%), 14 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hóa dầu (chiếm 1%), 68 doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản (chiếm khoảng 4%)… Hiện có khoảng 2,7 triệu lao động trong đó có 725.000 lao động trực tiếp tham gia sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất.

Một tín hiệu đáng mừng được ghi nhận là những năm gần đây, ngành hóa chất có sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế, nhiều dự án quy mô lớn. Điều đó cho thấy nhu cầu của thị trường và chính sách hấp dẫn của Nhà nước đối với phát triển công nghiệp và công nghiệp hoá chất.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu tất yếu đặt ra đối với ngành hóa chất trong thời gian tới là phải đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành hóa chất, tập trung vào việc sử dụng các sản phẩm phụ, chất thải hiện có của ngành làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất các sản phẩm khác.

Với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn xác định quan điểm về công tác khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2021-2025 là: Tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất đồng thời từng bước đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị bằng cách tăng cường ứng dụng công nghệ, thiết bị nhập khẩu tiên tiến, hiện đại, kết hợp chặt chẽ với việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ để làm chủ công nghệ, phát triển tiềm năng khoa học và công nghệ.

Qua đó, từng bước tạo ra công nghệ của mình trên cơ sở bám sát các vấn đề/yêu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp/đơn vị của Tập đoàn, đồng thời quan tâm nghiên cứu phát triển những định hướng sản xuất mới nhằm giúp khẳng định, giữ vững và nâng cao vị thế doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp hóa chất, tương xứng với vai trò của một tập đoàn kinh tế của đất nước.

Xuất khẩu đạt kết quả khả quan

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hóa chất của Việt Nam sau khi sụt giảm trong năm 2019 và năm 2020 đã tăng mạnh trở lại từ trong năm 2021.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hóa chất của nước ta trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 1,45 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 8 tháng đầu năm 2021, cơ cấu thị trường xuất khẩu hóa chất của Việt Nam đã có sự chuyển dịch khi thị phần xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên và thị của Ấn Độ và Nhật Bản giảm.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu hóa chất của Việt Nam với kim ngạch đạt 377,9 triệu USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hóa chất sang hầu hết thị trường khác đều tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2021 như: Nhật Bản tăng 21,4%, Ấn Độ tăng 126,5%, Hàn Quốc giảm 67,6%…

Đối với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), lĩnh vực hóa chất được đánh giá sẽ có cơ hội cải thiện kim ngạch xuất khẩu vào EU nhờ tác động từ thuế suất giảm dần về 0%.

Những mặt hàng hóa chất mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt cơ hội nhờ EVFTA gồm Hóa chất cơ bản và chất giặt rửa. Cụ thể, đối với các mặt hàng chất giặt rửa (HS 3402), thuế suất được điều chỉnh từ 4% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong khi đó với mặt hàng phốt pho (HS 2804 7000), thuế suất được điều chỉnh giảm từ 5,5% về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực,…

Theo Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trong giai đoạn năm 2016-2020, một số mặt hàng hóa chất xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của thế giới trong cùng giai đoạn.

Trong đó, Corundum nhân tạo, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; nhôm ôxit; nhôm hydroxit đạt mưctăng trưởng xuất khẩu bình quân 23% trong giai đoạn 2016-2020, trong khi nhập khẩu của thế giới trong giai đoạn này tăng khoảng 8%.

Hydro, khí hiếm và các phi kim loại khác xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng 5% trong giai đoạn kể trên trong khi thế giới giảm 6%.

Kẽm oxit; kẽm peroxide, Oxit titan, Clorua, oxit clorua và hiđroxit clorua; bromua và oxit bromua; iotua và… cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2016-2020.